BÀI TUYÊN TRUYỀN Lấy ý kiến cử tri sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025
Kính thưa: Toàn thể cử tri và Nhân dân toàn xã
Căn cứ Nghị quyết số
18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải
cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu qủa;
Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025
của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng
mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; các văn bản chỉ đạo của tỉnh,
BTV Huyện ủy.
Tỉnh Nghệ An hiện
có 412 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 362 xã, 33 phường, 17 thị trấn; phương án
giảm 282 đơn vị hành chính cấp xã (tỷ lệ giảm 68,45%), còn 130 đơn vị gồm: 11
phường, 119 xã.
Huyện Nam Đàn hiện
có 17 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 16 xã, 01 thị trấn, thực hiện chủ trương
sắp xếp, huyện đã tiến hành trình phương án sắp xếp từ 17 đơn vị hành chính cấp
xã xuống còn 5 đơn vị, giảm 12 đơn vị hành chính cấp xã (tỷ lệ 70,59%).
Thực hiện Kế hoạch
số 885/KH- UBND ngày 17/4/2025 của UBND huyện Nam Đàn về việc tổ chức lấy ý cử
tri, tổ chức kỳ họp HĐND các cấp thông qua chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã năm
2025 trên địa bàn huyện.
Theo chỉ đạo của
BCĐ sắp xếp ĐVHC huyện, UBND huyện Nam Đàn, ngày 22/4/2025 toàn huyện tổ chức
lấy ý kiến nhân dân phục vụ sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025, UBND xã xin giới
thiệu tóm tắt một số nội dung, thông tin cơ bản để cử tri và nhân được biết
trước khi cho ý kiến vào phiếu lấy ý kiến cử tri như sau:
1. Ý nghĩa, sự cần thiết
Việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã là cần thiết nhằm giải
quyết tình trạng manh mún, chia cắt về ĐGHC; mở rộng không gian phát triển,
không gian để quy hoạch; tạo liên kết vùng, tạo điều kiện tập trung được các
nguồn lực về đất đai, nguồn lao động, tập trung mở rộng sản xuất, phát huy hiệu
quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tư cơ sở
hạ tầng, công trình phúc lợi được tập trung hơn, tránh việc đầu tư xây dựng dàn
trải, nhất là đối với sự nghiệp giáo dục, y tế; đồng thời, sắp xếp ĐVHC còn góp
phần tinh gọn bộ máy, tinh giảm giảm đầu mối, biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của chính quyền địa phương; tiết kiệm chi ngân sách, góp phần vào
cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức và nâng
cao chất lượng, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Việc sắp xếp
ĐVHC cấp xã là hết sức cần thiết nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà
nước, phù hợp với xu thế phát triển.
2. Phương án sắp xếp ĐVHC liên
quan xã Kim Liên
- Sáp nhập toàn bộ xã Kim Liên
có diện tích tự nhiên: 15,19 km2, quy mô dân số: 15.406 người; toàn bộ xã Hùng
Tiến có diện tích tự nhiên: 10,31 km2, quy mô dân số: 9.995 người; toàn bộ xã
Xuân Hồng có diện tích tự nhiên: 16,75 km2, quy mô dân số: 14.661 người; toàn
bộ xã Nam Giang có diện tích tự nhiên: 11,96 km2, quy mô dân số: 8.388 người;
và toàn bộ xã Nam Cát có diện tích tự nhiên: 6,87 km2, quy mô dân số: 7.021
người.
- Xã Kim Liên sau khi sáp nhập
có diện tích tự nhiên: 61,08 km2, quy mô dân số 55.547 người.
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề:
Phía Đông giáp xã Hưng Nguyên I và xã Hưng Nguyên III (huyện Hưng Nguyên); Phía
Nam giáp xã Hưng Nguyên III (huyện Hưng Nguyên) và xã Nam Đàn IV; Phía Tây giáp
xã Nam Đàn I và xã Nam Đàn IV; Phía Bắc giáp xã Nam Đàn I, xã Nam Đàn III và xã
Hưng Nguyên II (huyện Hưng Nguyên).
- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: UBND xã Kim Liên
Kính thưa toàn thể cử tri: Dự thảo Đề án
sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Nghệ An, trong đó có huyện Nam Đàn xin
được thông tin để cử tri biết, rất mong toàn thể cử tri toàn xã phát huy dân
chủ, quyền và nghĩa vụ của mình cho ý kiến vào phiếu lấy ý kiến
cử tri.
3. Hướng dẫn một số nội dung lấy ý kiến cử
tri
*
Nhận phiếu cho ý kiến, ký và nộp phiếu
- Cử tri đại diện
hộ gia đình có tên trong danh sách cử tri được nhận phiếu, từ Tổ lấy
ý kiến cử tri của xóm, cử tri nhận phiếu, cho ý kiến chuyển phiếu cho
từng cử tri trong hộ cho ý kiến vào phiếu và ký tên.
- Phiếu do Tổ
lấy ý kiến của xóm phát, có đóng dấu treo của UBND xã trong phiếu
có 5 cột, gồm: Số thứ tự cử tri, họ tên từng cử tri trong hộ, cột
đồng ý, cột không đồng ý và cột ký tên, ngoài ra dưới phiếu có dòng
để trống để cứ tri ghi nếu có ý kiến khác.
Cách ghi phiếu:
Trên cơ sở nội dung đề án, phương án được tuyên truyền, cử tri xem xét. Ví
dụ: Nếu “đồng ý” đánh dấu nhân vào cột đồng ý, sau đó ký tên vào
cột cuối cùng.
Sau khi cử tri đại
diện hộ cho ý kiến đầy đủ, nộp phiếu cho Tổ lấy ý kiến để tổng hợp
kiểm phiếu theo quy định.
*
Quyền và nghĩa vụ của cử tri
- Cử tri có quyền và
nghĩa vụ tham gia khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến cử tri.
- Mỗi cử tri có quyền thể
hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến.
- Cử tri phải tự mình viết
và ký vào Phiếu lấy ý kiến, không được nhờ người khác viết thay.Trường hợp
cử tri không biết chữ hoặc không biết tiếng Việt, cử tri là người khuyết tật
không tự đánh dấu và ký tên vào Phiếu lấy ý kiến cử tri thì được nhờ người
trong gia đình hoặc người thân viết hộ.
(Đây là thông tin cơ bản, các đơn vị có thể bổ sung thêm cho phù hợp với
tình hình địa bàn)