image banner
Phát huy hiệu quả từ các mô hình Hội Nông dân xã Kim Liên triển khai
Lượt xem: 750

Trong những năm qua, Hội Nông dân xã Kim Liên luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động với nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên nông dân, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống. Đẩy mạnh Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tạo sức lan tỏa lớn, góp phần đẩy mạnh các phong trào, tập trung đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động trong điều kiện mới, làm chuyển biến nhận thức, thay đổi tư duy kinh tế của hội viên nông dân. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hội nông dân xã đặc biệt chú trọng hướng dẫn người nông dân tiếp cận với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh, huyện để đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng các mô hình kinh tế mới. Thời gian qua, hội nông dân xã đã thực hiện tốt công tác xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả, hội đã mạnh dạn triển khai xây dựng thành công các mô hình phát triển kinh tế; mang lại hiệu quả cao và ngày càng được nhân rộng trên địa bàn. Những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế đã và đang từng bước giúp người nông dân xã Kim Liên vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo bền vững của địa phương. Tiêu biểu có 4 mô hình gồm: ủ phân tại ruộng; ủ thức ăn cho Trâu Bò; nuôi Gà trên đêm lót sinh học; nuôi Giun quế.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Mô hình ủ phân tại ruộng của ông Trần Hoàng Đạo, xóm Sen 2 

Với mô hình ủ phân tại ruộng của ông Trần Hoàng Đạo, xóm Sen 2 cùng các hội viên nông dân trong xã đã được tập huấn về các mô hình. Được nghe giới thiệu các nội dung tổng quan về dự án nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu; áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp gắn với xử lý rác thải, chất thải nông nghiệp như: Kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi và kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm từ cây xanh. Với mục đích tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân và nhân dân thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, xử lý rác thải trong nông nghiệp như biến rơm rạ, phụ phẩm từ cây xanh trở thành nguồn tài nguyên quý giá vừa bảo vệ môi trường, vừa giảm chi phí trong trồng trọt, chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân lại đơn giản, dễ làm.

Anh-tin-bai

Mô hình ủ thức ăn cho trâu bò ông Nguyễn Cảnh Lĩnh, xóm Liên Mậu 1

Để công tác chăn nuôi có hiệu quả Hội ND xã Kim Liên đã được trang bị kiến thức KHKT thông qua các buổi tập huấn và hội thảo, nhờ đó các hội viên hội ND đã tiếp cận và lựa chọn phương pháp chăn nuôi, canh tác phù hợp với điều kiện gia đình. Với cách ủ chua thức ăn từ cỏ và các nguyên liệu như cây ngô, rơm dạ vào mùa đông. Hiện nay trên địa bàn xã Kim Liên đã được nhiều hội viên ND áp dụng trong chăn nuôi gia súc, các hộ chăn nuôi Trâu Bò cũng đã không còn lo khi không có thức ăn. Đây cũng là giải pháp để tăng dinh dưỡng trọng lượng cho đàn vật nuôi, Trâu Bò nuôi nhất vào mùa đông. Việc mở rộng mô hình này giúp cho các hộ dự trữ được nguồn thức ăn khá hiệu quả. Là một trong những hội viên ND chăn nuôi Bò khá nhiều ông Nguyễn Cảnh Lĩnh, xóm Liên Mậu 1 cho biết, mỗi ngày một con Bò trưởng thành có thể sử dụng từ 10 – 15 kg thức ăn ủ chua kết hợp với ăn cỏ. Trường hợp nuôi nhốt hoàn toàn có thể cho ăn từ 15 – 20 kg một ngày. Ông Lĩnh cho biết “Gần đây theo đường lối chung của Đảng và Nhà nước về phát triển chăn nuôi tôi được bên khuyến nông hướng dẫn phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc áp dụng KHKT với Trâu Bò, làm chuồng trại tử tế, hàng tháng có định kỳ tiêm chủng theo lịch của thú y xã và được tập huấn cách ủ men vi sinh chua với rơm dạ cỏ tạo thức ăn rất tốt, tăng trọng lượng cho Trâu Bò rất là cao”.

Anh-tin-bai
 
Anh-tin-bai

 Mô hình nuôi Gà trên đệm lót sinh học ông Vương Hoàng Hiếu, xóm Đại Đồng

Với mô hình nuôi Gà trên đệm lót sinh học của ông Vương Hoàng Hiếu, xóm Đại Đồng. Phương pháp mới này, chuồng trại sẽ được trải bạt hay tráng nền xi măng, sau đó lót một lớp vỏ trấu, mùn cưa, phôi bào, rơm rạ… với độ dày khoảng 20cm. Đệm lót sẽ được phối trộn men sinh học giúp phân, nước tiểu của gà được phân hủy, giảm khí độc và mùi hôi. Nhờ đệm lót sinh học, gà nuôi số lượng lớn trong cùng diện tích chuồng ít bị bệnh, lớn nhanh hơn. Trung bình gà nuôi từ 3,5- 5 tháng đạt trọng lượng từ 2- 3kg có thể xuất chuồng. Bên cạnh đó, gia đình anh Hiếu còn lựa chọn nhập giống gà lai chọi để nuôi nên sức đề kháng tốt, thịt cũng dai và ngon hơn so với các giống gà khác. Mô hình này cũng giúp anh giảm chi phí dọn dẹp thường xuyên do phân gà tự phân hủy, ủ hoai trong lớp đệm sinh học. Sau mỗi lứa gà xuất chuồng, các chất lót đệm được thu gom, tận dụng làm phân bón cho các loại cây trồng. Không chỉ cho gia đình có nguồn thu nhập lớn, mà còn vừa phát triển được mô hình để tạo sinh kế cho nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo bằng cách mượn đất, lắp đặt chuồng trại, cung cấp con giống, thức ăn và thuê chính chủ đất chăm sóc cho đàn gà.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Mô hình nuôi Giun Quế ông Trần Hoài Nam xóm, Liên Sơn

Giun quế là loại thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, giá thành rẻ. Với đặc điểm rất giàu đạm, lượng protein thô chiếm tới 70% trọng lượng khô, giun quế trở thành một nguồn thức ăn lý tưởng cho gà và các loại vật nuôi khác. Nuôi giun quế không mất quá nhiều thời gian chăm sóc lại cho hiệu quả kinh tế cao. Với đặc tính ưa thích thức ăn là phân động vật, nên giun quế nhanh chóng “xử lý” phân động vật sau khi ngâm ủ cùng chế phẩm vi sinh được giúp khử mùi hôi, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Gia đình ông Trần Hoài Nam xóm, Liên Sơn đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại trên đất của mình để nuôi Giun quế, ông Nam cho biết: "Với mô hình nuôi Giun quế, gia đình anh giải quyết được lượng phân do đàn Lơn, Bò ra mỗi ngày nên không còn ô nhiễm môi trường như trước đây. Phân lợn được ủ qua chế phẩm sinh học thì không còn mùi hôi thối, sử dụng làm thức ăn hàng ngày cho Giun quế.” Nuôi Giun quế kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm là mô hình bước đầu phát huy hiệu quả. Qua mô hình có thể thấy rõ ràng rằng, lượng chất thải chăn nuôi được sử dụng làm thức ăn cho Giun quế đã giảm thải rõ, qua đó đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. Phân Giun quế có thể tận dụng để bón các loại cây trồng, rau xanh... nhờ vậy giảm được khá nhiều chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

 

Đây là bước phát triển mới trong phát triển nông nghiệp tại xã Kim Liên. Theo kế hoạch, hội nông dân xã sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động để nhân rộng các mô hình này trong toàn xã. Việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả từ các mô hình đã góp phần không nhỏ trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã. Thu nhập bình quân hộ gia đình tăng đáng kể, góp phần xây dựng nâng cao các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu.

Nguồn: Hội ND xã Kim liên

TIÊN LIÊN QUAN
 
1234
BẢN ĐỒ XÃ NGHĨA PHÚC - HUYỆN TÂN KỲ
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ KIM LIÊN - HUYỆN NAM ĐÀN
Cơ quan chủ quản: UBND xã Kim Liên
Địa chỉ: Xã Kim Liên - Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An
Email: kimlien@namdan.nghean.gov.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Quang Lộc - Chủ tịch UBND xã
Điện thoại: 0974 747395