Kính thưa toàn thể nhân dân trên địa bàn xã!
Thực trạng thời gian vừa qua, cụ thể là
khoảng 3-5 năm trở lại đây, các vụ án, vụ việc có dấu hiệu phạm tội lừa đảo
trên không gian mạng có diễn biến vô cùng phức tạp, gia tăng cả về số lượng
cũng như phương thức thủ đoạn phạm tội. Các vụ việc này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống của nhân dân. Rất rất nhiều người, gia đình đã trở thành nạn nhân
của số đối tượng này.
Về các loại phương thức thủ đoạn cụ thể
của các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng, cơ quan Công an tổng hợp được
như sau:
1. Giả danh cơ quan thực
thi pháp luật thông báo vi phạm sau đó yêu cầu gửi tiền vào số tài khoản chúng
cung cấp để bảo đảm, nếu không sẽ bị bắt giữ, thậm chí chúng gửi các ảnh quyết
định, lệnh bắt giả đến người bị hại để đe doạ sẽ bắt giữ.
2. Bẫy tình trên mạng xã
hội: Giả làm quân nhân, doanh nhân người nước ngoài làm quen tán tỉnh sau đó
gửi quà có giá trị về Việt Nam sau đó giả làm hải quan, an ninh sân bay yêu cầu
đóng phí nhận hàng.
3. Thủ đoạn chuyển tiền làm
từ thiện: Đóng vai người nước ngoài muốn gửi tiền về Việt Nam làm từ thiện, bạn
sẽ đóng từ thiện hộ và được nhận 20 – 30%, sau đó đối tượng khác giả hải quan,
an ninh sân bay yêu cầu đóng phí nhận tiền.
4. Lừa đảo mua bán hàng
trực tuyến: Gửi link thanh toán giả mạo để chiếm đoạt tiền đặt cọc khi đặt
hàng. Đề nghị bà con không thực hiện việc chuyển khoản tiền đặt cọc trừ khi có
quen biết rõ với người bán hoặc những cửa hàng uy tín. Còn lại thì cứ giao hàng
thanh toán tiền.
5. Giả nhân viên ngân hàng nâng cấp app ngân hàng, nâng cấp sim 4g, cung cấp
các đường link giả nạn nhân cung cấp mật khẩu, đối tượng đăng nhập và chiếm
đoạt.
6. Lừa đảo qua hình thức
báo trúng thưởng, giả danh nhân viên ngân hàng, cty tài chính, công ty mạng
viễn thông báo trúng thưởng quà giá trị cao (Xe máy, sổ tiết kiệm), yêu cầu
đóng thuế, phí…
7. Chiếm quyền sử dụng tài
khoản Facebook, giả tài khoản zalo sau đó nhắn tin cho người nhà người thân của
nạn nhân để vay tiền, nhờ chuyển tiền hộ..
8. Giao việc làm thêm tại
nhà, các công việc đơn giản như lắp ráp bút bi, vòng hạt… muốn nhận việc thì
phải đóng tiền cọc hàng, sau khi nhận tiền thì cắt liên lạc.
9. Mạo danh ngân hàng, công
ty tài chính lừa nạn nhân vay tiền, thủ tục đơn giản dễ dàng, yêu cầu đóng phí
bảo đảm sau đó chiếm đoạt.
10. Mạo danh công ty bảo
hiểm xã hội thông báo nợ tiền bảo hiểm hoặc trục lợi quỹ BHXH, yêu cầu đóng phí
không sẽ báo Công an – Gần như tương tự với giả danh các cơ
quan pháp luật.
11. Giả vờ chuyển tiền nhầm để ép vay, sau khi liên hệ yêu cầu nạn nhân trả vào
tài khoản khác một thời gian thì yêu cầu đóng lãi, nếu không sẽ kiện ra toà
hoặc quấy rối. Nếu không trả thì sẽ đăng bài bóc phốt hoặc doạ kiện vì sử dụng
trái phép tài sản. Nên khi nhận được tiền đề nghị chúng ta nên báo các cơ quan
chức năng.
12. Lập sàn giao dịch tiền ảo, các loại đầu tư tài chính, quảng cáo về lợi
nhuận đầu tư để thu hút người chơi. Nhà đầu tư sẽ chuyển tiền vào tài khoản của
chúng và nhờ chúng đặt lệnh hộ không phải làm gì cả sau đó chiếm đoạt.
13. Lừa đảo cho số đánh đề hoặc cho kèo cá độ bóng đá, để mà nhận được số kết
quả thì người chơi phải đóng phí, thua thì mất phí, được thì phải chia hoa hồng
cho chúng.
14. Tuyển cộng tác viên làm
nhiệm vụ tại nhà cho các chợ thương mại điện tử như Shoppee, Lazada sau đó yêu
cầu người bị hại thực hiện việc chuyển tiền các đơn hàng để ăn phần trăm từ ít
đến nhiều, sau đó chiếm đoạt.
15. Giả danh cán bộ nhà mạng
viễn thông, cục văn thư thông báo nợ cước – giống như bảo hiểm.
16. Giả danh cán bộ xử phạt
giao thông sau đó kiểm tra phát hiện thêm các sai phạm – chuyển cơ quan điều
tra, giống thủ đoạn giả danh các cơ quan pháp luật.
17. Các đối tượng thu mua nợ
xấu gọi điện, khủng bố đòi nợ người nhà, làm phiền, phát tán hình ảnh thông tin
bôi nhọ…Tuy không phải lừa đảo nhưng cách thức tương tự
18. Lừa đảo thông qua hoạt động mua bán hàng trên mạng. (phần lớn đối tượng
trong nước) đơn hàng nhỏ, ví dụ đối tượng đặt hàng 1 bên giá cao, sau đó chào
bán 1 bên mua hàng giá rẻ, báo người giao hàng giao đến cơ sở mua. Khi đến bên
mua thì người mua chuyển tiền cho người đứng ra liên lạc. Các cơ sở bán hàng
hết sức chú ý điều này.
19. Lừa đảo qua hình thức nhận hàng thanh toán hộ. Cái này
Công an quận Kiến An đã triệt phá 1 vụ án cách đây vài năm. Đối tượng đặt hàng
(ăn uống giá trị cao) sau đó nhờ cửa hàng nhận hộ tiền rượu hay thực phẩm đặc
biệt lát đến ăn sẽ thanh toán cả. Sau đó cho người mang đồ giả đến cửa hàng bán
với giá cao…
20. Lừa đảo thông qua mua bán các loại hàng hoá bất hợp
pháp để chiếm đoạt tiền cọc. Ví dụ như vũ khí, tiền giả, giấy tờ giả. Căn cứ
vào nhu cầu của nạn nhân, cần mua những đồ vật trên. Các đối tượng yêu cầu cọc
hoặc nhận hàng không được xem. 1 là mất tiền cọc 2 là nhận được hàng không phải
hàng hoá đặt mua. Nhưng vì đồ vật mua bán này bất hợp pháp và cũng không phải
giá trị quá lớn nên hầu hết người bị hại đều không trình báo cơ quan chức năng
Trên đây là những phương thức thủ đoạn lừa đảo chiếm
đoạt tài sản trên không gian mạng trong thời gian gần đây. Đề nghị mọi người dân lưu ý:
1. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP, thông tin tài khoản ngân hàng, thông tin
cá nhân. Không chuyển tiền cho bất kì ai chưa biết rõ về họ.
2. Cơ quan nhà nước tuyệt đối không làm việc qua điện thoại, nếu cần sẽ mời
đến làm việc trực tiếp tại trụ sở.
3. Khi người thân, quen hỏi mượn tiền, vay tiền phải xác nhận chính xác và
chuyển đến tài khoản chính chủ.
4. Đa số các cách kiếm tiền dễ dàng được chào mời trên mạng xã hội hoặc qua
điện thoại đều là LỪA ĐẢO. Cần hết sức cảnh giác.
5. Không tham gia việc vay tiền qua app.
6. Không kết bạn
làm quen với người lạ, người nước ngoài, cảnh giác khi đối tượng báo gửi quà
hay vật phẩm, không chuyển khoản bất kì khoản chi phí nào để nhận quà tặng.
7. Không đăng nhập vào đường link lạ gửi qua mạng xã hội, qua điện thoại..
8. Mọi thông tin từ người lạ liên hệ, nếu có nghi vấn đề nghị người dân liên
lạc với Cơ quan Công an để được tư vấn.
Thực
hiện tuyên truyền: Công chức Văn phòng UBND xã.