Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng “Kim Liên” là lấy từ điển tích các sách của Trung Quốc:
“Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim – vàng; Liên – hoa sen; Kim Liên – hoa sen bằng vàng thật.
Kim Liên là xã có vị trí chính trị đặc biệt, là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có khu di tích Kim Liên nơi lưu giữ những kỷ niệm gắn liền với quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Bác Hồ, cũng như những lần Bác về thăm quê; hằng năm Kim Liên vinh dự được đón tiếp hàng triệu lượt khách quốc tế trong và ngoài nước về tham quan và tìm hiểu về quê hương, thân thế và sự nghiệp của Người.
Quê Nội của Bác tại Làng Sen gồm các di tích nhà Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Săc, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà thờ cử nhân Vương Thúc Qúy (thầy giáo khai tâm của Bác), Lò rèn Cố Điền, Giếng Cốc, Sân vận động Làng Sen, Đền Làng Sen, Núi Chung, Đền thờ tướng quân Nguyễn Đắc Đài.
Nằm trong khuôn viên Quê Nội, khu trưng bày được xây dựng từ năm 1970, là bảo tàng đầu tiên trong cả nước trung bày tiểu sử của Bác. Sau khi hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời, việc trung bày ở đây chuyển thành trưng bày bổ sung di tích và những giải pháp mỹ thuật sáng tạo nhằm tôn vinh các tài liệu, hiện vật, tạo được cảm xúc, hấp dẫn đối với đồng bào, đồng chí trong nước và bạn bè quốc tế với Bác.
Quê Ngoại Bác nằm tại làng Hoàng Trù gồm có: Ngôi nhà ba gian, mái lợp lá, xung quanh che phên gia đình Bác sinh sống, nhà cụ Hoàng Xuân Đường, nhà thờ chi họ Hoàng Xuân.
Hằng năm, vào các ngày lễ đặc biệt là dịp sinh nhật Bác (ngày 19/5), nhân dân từ khắp mọi miền đất nước lại về đây thăm quê hương Bác Hồ - Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) để tưởng nhớ công ơn to lớn của Người và tham dự lễ hội Làng Sen quê Bác khai mở từ “Liên hoan tiếng hát Làng Sen”. Đây là dịp các đoàn nghệ thuật quần chúng trong cả nước gặp gỡ, giao lưu và cùng nhau trình diễn những tiết mục đặc sắc của điệu ví dặm phường Vải.
Trong công cuộc kháng chiến xây dựng và bảo vệ tổ quốc với tinh thần, truyền thống văn hóa, tinh thần cách mạng xã Kim Liên có hàng ngàn quân nhân, thanh niên xung phong, tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc, một số lớn các đồng chí hy sinh và mãi mãi ở lại nơi chiến trường, trên toàn xã hiện nay có 564 gia đình có công với cách mạng, 22 Mẹ được công nhận là Mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 01 bà Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống và 21 bà Mẹ Việt Nam anh hùng đã qu đời, 03 Liệt sỹ quốc tế, , 179 Liệt sỹ chống Pháp, chống Mỹ và giặc ngoại xâm, 07 cán bộ tiền khởi nghĩa, 173 thương binh qua các thời kỳ kháng chiến, 101 bệnh binh, 182 gia đình liệt sỹ, 96 người tham gia kháng chiến và thân nhân bị nhiễm chất độc hóa học, 02 người tham gia kháng chiến bị tù đày, rất nhiều gia đình là thân nhân 02 Liệt sỹ, 03 liệt sỹ và rất nhiều cán bộ quân đội trung, cap cấp đã nghỉ hưu.
Với truyền thống văn hóa hào hùng, xã Kim Liên được nhà nước phong tặng xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1997, xã văn hóa năm 2006, năm 2014 được UBND tỉnh Nghệ An công nhận xã đạt chuẩn NTM, huyện cộng nhận xã Văn hóa NTM và UBND tỉnh Nghệ An công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao cuối năm 2020, NTM kiểu mẫu cuối năm 2021.