Chương trình Tổng thể Cải cách
hành chính công ở Việt Nam đã xác định rõ các lĩnh vực cải cách là cải cách thể
chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước; cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; xây dựng và phát
triển Chính quyền điện tử, chính quyền số; công tác chỉ đạo, điều hành, tuyên
truyền về cải cách hành chính, đồng thời định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải
cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải
cách.
Trong giai đoạn cải cách hành
chính, khẳng định sự phân cấp nhưng cũng nhấn mạnh dân chủ cơ sở và sự tham gia
thực sự của người dân nhằm mục đích xây dựng một cơ chế hiệu quả, công khai.
CCHC là tạo ra những thay đổi trong các
yếu tố cấu thành của nền hành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính nhà
nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn và phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt
hơn.
Chương trình CCHC nhà nước đã xác
định các mục tiêu bao gồm:
- Về Cải cách thể
chế: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà
nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; 100% văn bản quy phạm pháp luật
(QPPL) được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và đảm bảo chất lượng
theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Thực hiện đầy đủ các hoạt động về theo dõi thi hành
pháp luật, như: kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; tổ chức điều tra, khảo
sát tình hình thi hành pháp luật. Tiến hành kiểm tra văn
bản QPPL theo thẩm quyền, đảm bảo 100% văn bản phát hiện
qua kiểm tra được xử lý theo quy định. Công bố kịp thời, đúng
quy định về danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng
hiệu lực năm 2025.
- Về Cải cách
thủ tục hành chính: cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính
liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan
hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thành phần hồ sơ và tối ưu
hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công
nghệ thông tin; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành
chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch
vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.
- Về
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: tiếp tục rà soát chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, định rõ việc của cơ quan
hành chính nhà nước. Tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ
thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo quy định. Đẩy mạnh phân
cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự
nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt
động.
- Về Cải cách
chế độ công vụ: xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực
tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong
bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người
thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà
nước. tăng cường chuyển đổi số trong quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp
xã, trong đó:
+ 100% cán bộ, công chức xã bố trí theo đúng vị
trí việc làm được phê duyệt.
+ 100% cán bộ, công chức cấp xã chấp hành
nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, phấn đấu trong năm không có cán bộ, công
chức lãnh đạo bị xử lý kỷ luật.
+ Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
+ 100% hồ sơ cán bộ, công chức; người hoạt động
không chuyên trách được quản lý cập nhật đầy đủ trên cơ sở dữ liệu về cán
bộ, công chức.
- Về Cải cách
tài chính công: Nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng kinh phí đối với các phòng làm việc, cụ thể: Thực hiện nghiêm các văn bản
quy định của huyện về sử dụng ngân sách, quản lý tài sản công tại địa phương;
Tăng cường công tác tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc một phần chi thường xuyên;
giảm chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước theo theo lộ trình quy định và tình
hình thực tiễn địa phương; Hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế -
xã hội do HĐND xã giao.
- Về xây dựng và phát
triển Chính quyền điện tử, chính quyền số: Xây dựng, phát triển chính
quyền điện tử hướng tới chính quyền số; 100% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được
hoàn thành và kết nối, chia sẻ để sử dụng chung. Tiếp tục thực hiện thúc đẩy
chuyển đổi số trong giáo dục nhằm đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy, học và quản lý. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý
hồ sơ trên môi trường mạng; số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử. Khảo
sát, đánh giá hạ tầng công nghệ thông tin; xây dựng đề án nâng cấp hạ tầng công
nghệ thông tin, phòng họp trực tuyến đồng bộ, Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp
xã.
- Về công tác
chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền cải cách hành chính
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra cải
cách hành chính trong đó chú trọng việc phối hợp và sử dụng phương tiện thông
tin đại chúng tuyên truyền đến người dân, có hiệu quả trong mọi tầng lớp nhân
dân và cán bộ, công chức nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ tìm hiểu thông tin về
công tác cải cách hành chính nhà nước, nhất là cải cách thủ tục hành chính phục
vụ người dân và doanh nghiệp.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về cải
cách hành chính được Đảng ủy, UBND xã quan tâm thực hiện nhằm từng bước nâng
cao chất lượng, tạo nền tảng vững chắc cho công tác cải cách hành chính, tạo
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của xã. Công tác cải cách hành chính đã
đáp ứng được mục đích và yêu cầu, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính đã
giảm bớt phiền hà cho tổ chức và công dân, năng lực và trách nhiệm của mỗi cán
bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách từng bước được nâng cao về
chất lượng và hiệu quả hoạt động, tạo được lòng tin của nhân dân.
Công tác kiểm soát thủ tục hành chính được
triển khai thực hiện tốt và kịp thời, đảm bảo các thủ tục thuộc thẩm quyền giải
quyết của UBND cấp xã được cập nhật, công khai đầy đủ các thủ tục còn hiệu lực,
thủ tục mới do UBND tỉnh ban hành, xử lý kịp thời phản ánh kiến nghị của tổ
chức, cá nhân đạt hiệu quả./.
Thực hiện
tuyên truyền: CCVPTK xã